Nhảy tới nội dung

10 bài viết được gắn thẻ "javascript"

Xem tất cả Thẻ

· 4 phút để đọc
Phạm Quyết Thắng
Fullstack developer

Một vài cách để fix lỗi trong node_module và lưu lại chỉnh sửa đó ( dùng patch-package, ... )

1. Khi cần fix thư viện từ npm:

Đối với các anh em người chơi hệ js , thì chắc đều không lạ lẫm gì với việc cài đặt các thư viện của bên thứ ba qua câu lệnh npm install <package name> ( hoặc yarn )

Các thư viện này sau khi được cài đặt sẽ nằm trong node module và tôi và các bạn chỉ việc lấy ra sử dụng.

Những gì có trong node_module chúng ta không cần thiết phải biết gồm những gì.

Node_module có khi còn là vùng cấm không ai muốn đụng vào.

Xóa node_module và cài lại cũng là 1 trong những giải pháp tâm linh chắc chắn bạn từng sử dụng để fix bug trong tuyệt vong.

Vấn đề phát sinh khi chúng ta phát hiện 1 issues của thư viện không như chúng ta mong muốn nhưng không muốn tìm thư viện khác để thay thế.

· 7 phút để đọc
Phạm Quyết Thắng
Fullstack developer

1.Giới thiệu:

Trong quá trình phát triển ứng dụng web hoặc trang blog, việc cung cấp một trình soạn thảo phong phú cho người dùng là một nhu cầu phổ biến. Điều này cho phép người dùng tạo, chỉnh sửa và định dạng nội dung của họ một cách linh hoạt và dễ dàng. Một trong những trình soạn thảo phổ biến trong cộng đồng lập trình là React Quill, với khả năng tùy chỉnh cao và dễ tích hợp vào dự án React của bạn.

Tuy nhiên, việc cho phép người dùng tải lên và chèn hình ảnh, video vào trình soạn thảo không phải là điều đơn giản. Đặc biệt khi bạn cần lưu trữ và quản lý hàng ngàn tệp đa phương tiện. Giải pháp là sử dụng dịch vụ lưu trữ hình ảnh đám mây mạnh mẽ như Cloudinary. Cloudinary cho phép bạn lưu trữ, tải lên, và quản lý hình ảnh, video một cách hiệu quả, giúp ứng dụng của bạn tăng cường tính năng và hiệu suất.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách tích hợp React Quill với dịch vụ lưu trữ hình ảnh Cloudinary để giải quyết vấn đề phức tạp này. Chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một trình soạn thảo cho phép người dùng tải lên và chèn hình ảnh, video một cách thuận tiện và nhanh chóng.

  • React Quill: Là một trình soạn thảo mã nguồn mở cho phép người dùng tạo, chỉnh sửa nội dung với định dạng đa dạng.
  • Cloudinary: Dịch vụ lưu trữ đám mây mạnh mẽ hỗ trợ quản lý, tải lên, xử lý hình ảnh và video một cách dễ dàng.

· 2 phút để đọc
Ngô Gia Phong
Javascript developer

Bất đồng bộ là gì?

"Bất đồng bộ" là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin để chỉ các quá trình, tác vụ, hoặc hệ thống không hoạt động đồng bộ với nhau. Điều này có thể ám chỉ đến các quá trình chạy không cùng một tốc độ, không hoàn thành vào cùng một thời điểm, hoặc không tuân theo một lịch trình chung.

JavaScript có phải là bất đồng bộ?

  • Người ta thường nói JavaScript là ngôn ngữ bất đồng bộ, nhưng thực tế không hẳn như vậy.
  • JS luôn đồng bộ & blocking

Đúng là JS có những cơ chế hỗ trợ lập trình bất đồng bộ (callback, promise, async/await), nhưng bản thân JS runtime hoàn toàn không phải. Bạn không thể nào viết một hàm với callback, promise hay async/await và hi vọng nó hoạt động asynchronous và non-blocking.

Code JS là đơn luồng và hoàn toàn đồng bộ. Chỉ có những tác vụ sử dụng WebAPIs (do browser) như AJAX, timeout,... thì JS mới thực thi chúng dạng bất đồng bộ. (hoặc một số API như AJAX của jquery cho phép cả hai chế độ).

Làm sao để sử lý bất đồng bộ trong JavaScript ?

Có 3 cách "thường dùng" để xử lý bất bồng bộ:

  • Cách 1: Sử dụng Callback
  • Cách 2: Sử dụng Promie
  • Cách 3: Sử dụng Async/ Await

· 4 phút để đọc
Phạm Quyết Thắng
Fullstack developer

Node.js là một nền tảng mã nguồn mở được sử dụng để xây dựng các ứng dụng web, máy chủ và ứng dụng thời gian thực. Nó được viết bằng JavaScript, ngôn ngữ lập trình được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng web.

NVM là viết tắt của Node.js Version Manager, là một công cụ giúp quản lý nhiều phiên bản Node.js trên cùng một hệ thống. Điều này rất hữu ích nếu bạn cần cài đặt nhiều phiên bản Node.js cho các dự án khác nhau.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách cài đặt Node.js thông qua NVM trên tất cả các môi trường: Windows, Linux và Mac.

nvm-logo-color

· 3 phút để đọc
Đặng Anh Sơn
Happy developer

Trick khắc phục lỗi Cors khi call api trong react native

Giới thiệu:

Rất nhiều lập trình viên phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến CORS. Vậy CORS là gì? CORS là một cơ chế cho phép nhiều tài nguyên khác nhau (Javascript) của một trang web được truy vấn từ domain khác với domain của trang đó. Đây chính là lỗi CORS policy mà hầu hết các lập trình viên cũng sẽ gặp phải. Khi call API tới server mà không có header Access-Control-Allow-Origin hoặc giá trị của nó không hợp lệ thì sẽ phát sinh lỗi này và không lấy được dữ liệu từ API.

image.png